10 sự thật về nền giáo dục Trung Quốc

Thursday, April 27, 2017
Edit this post


Một bài viết tuy khá dài nhưng rất hay về văn hóa giáo dục của Trung Quốc. Có lẽ khi đọc qua các bạn sẽ nhận thấy rất nhiều những điểm tương đồng giữa phong cách giáo dục của Việt Nam và Trung Quốc, và đó cũng là lý do khiến tôi dịch nó. Không bàn đến tính tốt xấu trong phương pháp giáo dục thì bài viết này cũng mang lại cho chúng ta một cái nhìn khách quan và đúng đắn hơn từ một người phương Tây khi nhận xét và đánh giá về giáo dục phương Đông.

Living in China is not easy. When there are more than 1.5 billion people like you in a country with no social guarantees, you don’t have a choice other than to fight and claw your way up. Chinese kids, though, are quite ready for such a challenge because their hard work starts with the very first year at school. I used to work as an English teacher at four different schools in China, and it’s very interesting for me now to compare the European and Chinese approaches to education.

Sống ở Trung Quốc là không hề dễ dàng. Khi mà ở đó có hơn 1.5 tỷ người giống như bạn và không có những sự đảm bảo về mặt an sinh xã hội, bạn không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải đấu tranh và tìm đường vượt lên. Dẫu vậy thì trẻ em Trung Quốc đa phần đều khá sẵn sàng chịu thử thách vì chúng đã phải chịu vất vả ngay từ những năm đầu tiên đến trường. Tôi đã từng làm giáo viên tiếng Anh cho 4 trường học khác nhau tại Trung Quốc, và tôi cảm thấy khá thú vị nếu so sánh giữa giáo dục của Trung Quốc và Châu Âu.

© eastnews

Children in school uniform, sports suits, at a lesson dedicated to Earth Day.
Liaocheng, April 2016.
Trẻ em trong những bộ đồng phục học sinh, đồ thể thao trong 1 tiết học nhân Ngày Trái Đất.
Liaocheng, tháng 04/2016.

1) Many Chinese schools don’t have central heating, so both teachers and students leave their overcoats on in winter. Central heating is only present in the north of the country. Buildings in Central and Southern China were built for a warm climate, which means that in winter, when the temperature may fall below 32°F, the only means of heating are air conditioners. School uniforms are all alike: sports suits with broad pants and a jacket. Their design is similar with the exception of the colors and school emblems on the chest. All school premises are confined by large iron gates which are kept closed at all times. They are only opened to let the schoolchildren out.

Nhiều trường học Trung Quốc không có hệ thống máy sưởi, do đó cả giáo viên và học sinh đều phải mặc áo khoác trong mùa Đông. Hệ thống máy sưởi chỉ hiện diện duy nhất ở phía Bắc của đất nước. Các công trình nhà cửa ở miền Trung và Nam Trung Quốc được xây dựng để phù hợp với khí hậu ấm áp, điều đó cùng đồng nghĩa với việc trong mùa Đông, khi nhiệt độ có thể xuống dưới mức 0 độ C thì cách sưởi ấm duy nhất là sử dụng máy điều hòa nhiệt độ. Đồng phục học sinh ở Trung Quốc tất cả đều giống nhau: đồ thể thao với quần dài ống rộng và áo khoác. Thiết kế của chúng tương tự nhau chỉ khác về màu sắc và biểu tượng của trường học trên ngực áo. Tất cả các công trình trường học được che chắn bởi những cánh cổng sắt lớn luôn được đóng kín và chỉ được mở khi học sinh ra về.

2) Schools in China practice warm-ups every day (and not just once a day) and do a general lineup. A typical school morning starts with a warm-up, then goes to the lineup where kids learn the main news and see the school or state flag raised. All children do eye exercises after the third lesson — they press special points on their bodies to relaxing music and an instructor’s recorded voice. In addition to the morning exercise, there’s also an afternoon one at about 2 p.m. Music starts playing, and all the kids pour out of their classrooms (if there’s not enough space inside) and begin raising their arms to the sides and up and hopping in place.

Các trường học ở Trung Quốc tập thể dục mỗi ngày (và không chỉ 1 lần trong ngày) và tổng xếp hàng. Một buổi sáng đi học tiêu biểu bắt đầu bằng việc tập thể dục, sau đó là xếp hàng để nghe các tin tức chính và xem cờ của trường hoặc khu vực được kéo lên. Tất cả trẻ em phải luyện mắt sau tiết thứ 3 - chúng phải nhấn vào những huyệt đặc biệt trên cơ thể trong lúc nghe nhạc thư giãn và giọng nói được ghi âm của người hướng dẫn. Ngoài bài tập thể dục buổi sáng, còn có một bài tập thể dục khác vào khoảng 2h chiều. Khi nhạc nổi lên, tất cả trẻ em ùa ra phía ngoài lớp học (nếu trong phòng học không đủ chỗ) và bắt đầu đưa 2 tay sang ngang hoặc lên xuống và nhảy lò cò tại chỗ.

© eastnews

Chinese schoolchildren exercise on the roof of their school in Jinan.
Học sinh Trung Quốc tập thể dục trên sân thượng của trường học ở Jinan.

3) The big break, which is also the lunch break, usually takes a whole hour. During this time, kids manage to eat at the canteen (if there isn’t one, they receive special lunchboxes), chase each other, shout, and be the little kids they are. Teachers at all schools get free lunches — and a good one, I should say. The lunch is traditional: one meat dish, two vegetable ones, some rice, and a bowl of soup. Expensive private schools also offer fruits and yogurt. The Chinese are hearty eaters, and this tradition applies to schools as well. Some elementary schools also practice a ’nap time’ of several minutes after the lunch break. By the way, my students fell asleep a couple of times right in the middle of a lesson, and I had to force myself to wake up the poor little ones.

Giờ nghỉ trưa, cũng là giờ ăn trưa, thường kéo dài khoảng 1 giờ đồng hồ. Trong suốt thời gian này, những đứa trẻ tự ăn tại căn teen (nếu trường không có căn teen, chúng sẽ được phát những hộp cơm trưa riêng biệt), đuổi bắt, la hét và giỡn hớt đúng nghĩa như con nít. Các giáo viên sẽ được những bữa ăn trưa miễn phí và chất lượng. Khẩu phần ăn trưa cũng theo phong cách truyền thống: bao gồm 1 đĩa thịt, 2 đĩa rau, một ít cơm và một tô canh. Những trường tư học phí cao thì có thể kèm thêm trái cây hoặc sữa chua. Người Trung Quốc là những người ăn khỏe, và truyền thống này cũng được áp dụng đối với trường học. Vài trường tiểu học ở Trung Quốc còn thực hành "giấc ngủ trưa ngắn" trong vài phút sau giờ cơm trưa. Nhưng dù vậy thì những học sinh của tôi vẫn ngủ gục vài lần trong giờ học và tôi buộc phải đánh thức những em nhỏ tội nghiệp này.

@ eatingasia

A small, by Chinese standards, school lunch:
eggs with tomatoes, tofu, cauliflower with peppers, and rice.
Một khẩu phần ăn trưa nhỏ theo tiêu chuẩn Trung Quốc:
Trứng gà với khoai tây, đậu hũ, hoa cải xào tiêu và cơm.

4) Teachers are treated with great respect. They are always called by their last name with the ’Teacher’ prefix: for instance, ’Teacher Zhan’ or ’Teacher Xian’ or even just ’Teacher.’ At one school, students — both mine and others — gave a bow to me when we met.

Những giáo viên nhận được sự tôn trọng rất lớn. Họ luôn được gọi bằng họ của mình kèm theo từ "thầy/cô" ở phía trước: ví dụ, "Thầy Zhan" hoặc "Cô Xian" hoặc thậm chí là "Thầy hoặc Cô". Có một trường học, các học sinh - của tôi lẫn của những giáo viên khác - đều phải cúi chào khi gặp tôi.

5) Many schools take corporal punishments for granted. A teacher may slap a student with his or her hand or a ruler for some fault. The more distant and simple the school is, the more this kind of punishment occurs. My Chinese friend told me that they were given a certain amount of time to learn English words at school, and for every unlearned word they got beaten with a stick.

Nhiều trường học xem việc sử dụng nhục hình là rất bình thường. Giáo viên có thể tát học sinh bằng tay hoặc bằng thước để phạt lỗi. Trường học càng ở xa và nghèo nàn thì kiểu trừng phạt này lại càng dễ xảy ra. Một người bạn Trung Quốc đã nói với tôi rằng ở trường họ bị ép phải học thuộc lòng một số từ tiếng Anh trong một khoảng thời gian nhất định, và với mỗi từ không thuộc, họ sẽ bị đánh 1 roi.

© eastnews

A break between lessons with traditional drums in the town of Ansai.
Một giờ giải lao giữa những tiết học với trống truyền thống ở thị trấn Ansai.

6) There is an academic ranking poster hanging in each classroom which gives an incentive to study harder. The grades go from A to F, where A is the highest grade equaling 90-100%, and F is an unsatisfactory grade of 59%. Encouragement of good behavior is an important part of education. For example, a student receives a star of a certain color or additional points for a correct answer or model conduct, while talking during lessons and misbehavior lead to a loss of stars and points. Students’ ranking is updated daily and is visible to everyone on a special chart on the blackboard — an open competition.

Có một bảng xếp hạng được treo trong mỗi lớp học để tạo động lực học hành chăm chỉ hơn. Thang điểm đi từ A đến F, với A là điểm cao nhất tương đương 90-100%, còn F là điểm thấp từ 59% trở xuống. Khích lệ những hành vi tốt là một phần quan trọng của nền giáo dục. Ví dụ, một học sinh sẽ nhận được một ngôi sao có màu nhất định hoặc điểm cộng cho một câu trả lời đúng hoặc việc cư xử mẫu mực, còn nói chuyện trong giờ học hoặc cư xử không đúng có thể bị mất sao hoặc điểm. Việc xếp hạng học sinh được cập nhật mỗi ngày và có thể được nhìn thấy bởi tất cả mọi người thông qua một biểu đồ đặc biệt trên bảng đen - một cuộc đua công khai. 

7) Chinese children study for more than ten hours a day. Lessons usually start at 8 a.m. and end at 3-4 p.m. Then kids go home and do their neverending home tasks until 9-10 p.m. In big cities, schoolchildren always have additional lessons with tutors, music classes, art studies, and sports clubs on weekends. The competition is so high that parents suppress their children from a very young age — if they don’t receive high grades in their school graduation exams (mandatory education in China takes 12-13 years), there’s no way they’ll be admitted to a university.

Trẻ em Trung Quốc phải học hơn 10 tiếng mỗi ngày. Các tiết học thường bắt đầu vào lúc 8 giờ sáng và kết thúc vào tầm 3-4 giờ chiều. Sau đó những đứa trẻ về nhà và phải làm những bài tập dài bất tận cho tới tận 9-10 giờ đêm. Ở những thành phố lớn, các em học sinh phải luôn học thêm với gia sư, lớp học nhạc, các môn nghệ thuật hoặc các câu lạc bộ thể thao vào cuối tuần. Sự ganh đua là vô cùng dữ dội đến nỗi mà các bậc cha mẹ phải thúc ép con cái của mình từ khi còn rất nhỏ - nếu chúng không được điểm cao trong các kỳ thi tốt nghiệp (giáo dục bắt buộc ở Trung Quốc kéo dài từ 12 tới 13 năm) thì sẽ không có cách nào để đậu vào đại học.

© eastnews

First-year students of Nanjing Confucius School take part in the ceremony of drawing the ’zhen’ (’man’) hieroglyph on September 1, which begins their studies.
Những học sinh năm nhất của trường Nanjing Confucius tham gia vào nghi lễ vẽ chữ "Nhân" (người) vào ngày 01/09, để bắt đầu sự nghiệp học hành của mình.

8) Schools are divided into public and private ones. The cost of studying at a private school may reach $1,000 per month, but the level of education there is much higher. Learning a foreign language is an especially important subject there. Two or three classes of English a day, and students of elite schools already speak the language freely in their fifth or sixth year. However, Shanghai, for instance, has a special state-funded program that allows foreign teachers to work in ordinary public schools.

Các trường học được chia thành trường công và trường tư. Học phí tại trường tư có thể lên tới $1,000/tháng (tương đương hơn 22.000.000 VNĐ), nhưng bù lại khả năng giáo dục ở các trường đó lại tốt hơn. Học ngoại ngữ là một môn học được đặc biệt xem trọng ở trường tư. Có 2 hoặc 3 lớp tiếng Anh mỗi ngày, và những học sinh ở các trường ưu tú có thể nói ngoại ngữ trôi chảy ở năm học thứ 5 hoặc 6. Tuy nhiên, ở Thượng Hải chẳng hạn, lại có một chương trình gây quỹ quốc gia cho phép các giáo viên nước ngoài được làm việc trong các trường công thông thường.

9) The education system is based on verbatim learning. Children just sit and learn lots of material by heart, while teachers demand automatic reproduction without really caring about whether their students actually understand what they say. However, there are more and more alternative schools arising today, based on the Montessori or Waldorf methods, that are aimed at developing the artistic abilities of kids. Of course, such schools are private, and studying there is expensive and accessible for very few people.

Hệ thống giáo dục dựa trên việc học thuộc lòng. Trẻ em chỉ cần ngồi một chỗ và phải học thuộc lòng rất nhiều thứ, trong khi đó các giáo viên lại đòi hỏi việc trả bài một cách máy móc mà không quan tâm xem học sinh của mình có thật sự hiểu những gì chúng đang nói hay không. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều trường học mới mọc lên dựa trên các phương pháp Montessori hoặc Waldorf, hướng tới việc phát triển khả năng nghệ thuật của trẻ em. Tất nhiên, những ngôi trường như vậy là trường tư, có học phí rất cao và khó có thể được tiếp cận bởi số đông người dân.

10) Children from poor families who don’t want to study or are too naughty (as their parents think) often get kicked out of ordinary elementary schools and into kung fu schools. They live there with full board, they train hard from morning until night, and if they’re lucky enough, they receive a basic education — they have to be able to read and write, which is not easy, knowing the Chinese language system. Corporal punishments are quite common at such institutions.

Trẻ em từ các gia đình nghèo nếu không muốn đi học hoặc quá quậy phá (theo suy nghĩ của cha mẹ chúng) thường bị đuổi khỏi các trường học thông thường và vào học tại các trường võ thuật. Chúng sẽ sống luôn trong trường với 3 bữa cơm 1 ngày và phải luyện tập vất vả từ sáng đến tối, và nếu đủ may mắn, chúng sẽ được tiếp nhận một nền giáo dục cơ bản - biết đọc biết viết dù không dễ dàng để có thể hiểu được hệ ngôn ngữ tiếng Trung. Nhục hình là phổ biến ở những trường võ thuật như vậy.

© Masha Pipenko

© Masha Pipenko

Kung fu school classes.
Các lớp học võ thuật.

Teachers beat their students with a stick sword or just slap or kick them. When the education is finished, though, parents see a disciplined young man or woman with a right to teach kung fu and a fair chance of having a career. Most well-known masters of kung fu went through this very school of life. There’s also a widely spread custom to send weak and sickly children here for a year or two to make them healthier while literally living kung fu or tai chi.

Các giáo viên đánh học sinh bằng kiếm gỗ và có thể tát hoặc đạp vào người chúng. Dù vậy, khi học xong, những học sinh này sẽ trở nên ngoan ngoãn kỷ luật cùng khả năng dạy võ cùng cơ hội tốt để có thể có được một sự nghiệp. Hầu hết các võ sư nổi tiếng Trung Quốc đều phải trải qua việc học hành tại các ngôi trường như vậy. Ngoài ra, còn có một số lượng lớn các bậc cha mẹ gửi những đứa con yếu đuối và bệnh tật của mình tới học ở các trường võ thuật trong 1 hoặc 2 năm để giúp chúng khỏe mạnh hơn nhờ vào việc luyện võ kung fu hoặc Thái cực quyền.

© Masha Pipenko

Wherever Chinese kids may study, be it a kung fu school or an ordinary one, they adopt three principal traits from early childhood: the skill of working hard, discipline, and respect to those above them in age or position.

Cho dù là học ở đâu, trường học võ thuật hay trường học thông thường thì những trẻ em Trung Quốc đều phải lãnh hội 3 nguyên tắc cơ bản từ khi còn rất nhỏ: kỹ năng làm việc chăm chỉ, tính kỷ luật, và sự tôn trọng những người lớn tuổi hơn hoặc có vai vế cao hơn. 

They are taught from a young age that they should be the best at whatever they do. Maybe that’s why the Chinese become leaders in science, culture, and art. Competition with Europeans, who grow up in a much milder environment, is actually no competition for them because we are not used to studying for ten hours a day, every day, for many years.

Chúng đã được dạy từ rất bé rằng cho dù làm gì thì chúng cũng phải làm tốt nhất. Có lẽ đó là lý do tại sao mà người Trung Quốc trở thành những người đi đầu trong các lĩnh vực khoa học, văn hóa và nghệ thuật. Trong khi đó trẻ em ở các nước Châu Âu lại được sinh ra và lớn lên trong một môi trường ôn hòa hơn, nơi mà không thật sự có một sự cạnh tranh nào vì chúng tôi không quen với việc phải học 10 tiếng mỗi ngày liên tục trong nhiều năm.


© Masha Pipenko

.
Xin vui lòng chờ đợi
Dữ liệu bài viết đang được tải về

💻Nhận dạy online 1 kèm 1 Automation Test từ cơ bản tới nâng cao (From Zero to Hero) 😁😁😁
Lộ trình gồm 3 phần:
1) Kỹ thuật lập trình và tư duy lập trình cơ bản
2) Nhập môn kiểm thử (Manual Test)
3) Kiểm thử tự động (Automation Test) + Chuẩn bị cho phỏng vấn
* Lộ trình chi tiết: Xem tại đây

🎓Đối tượng người học:
- Những bạn bị mất gốc căn bản môn lập trình.
- Những bạn muốn theo con đường kiểm thử (testing), đặc biệt là kiểm thử tự động (Automation Test).

🦘Người giảng dạy:
- Mình sẽ là người trực tiếp hướng dẫn.
- Nếu là các vấn đề ngoài chuyên môn hoặc sở trường, mình sẽ nhờ các anh chị em khác cũng làm trong ngành.

🤓Giới thiệu:
- Mình đã có hơn 10 năm kinh nghiệm làm IT ở cả trong và ngoài nước. Trong đó 3 năm đầu là làm lập trình viên Java, sau đó bén duyên với mảng Automation Test và theo nghề tới tận bây giờ. Mình được đào tạo chính quy về IT từ một trường Đại học danh tiếng ở TP.HCM (hệ kỹ sư 4 năm rưỡi), có chứng chỉ ISTQB, có thể giao tiếp tốt bằng tiếng Anh và có kinh nghiệm làm việc thực tế ở cả 2 mảng Outsource và Product. Title chính thức của mình là QA Automation Engineer, tuy nhiên, mình vẫn làm những dự án cá nhân chuyên về lập trình ứng dụng như Học Tiếng Anh StreamlineSách Nhạc. Mình là người có thái độ làm việc chuyên nghiệp, chăm chỉ và luôn nhiệt tình trong công việc.

💵Chi phí và hình thức thanh toán:
- Các bạn vui lòng liên hệ qua email songtoigianvn@gmail.com (email, chat, hoặc call) để book nội dung và khung giờ học (từ 8h tối trở đi).
- Mức phí: 150.000đ/buổi, mỗi buổi 60 phút.
- Lộ trình From Zero to Hero: 4.350.000đ (29 buổi).
- Bạn có thể học riêng và đóng tiền theo từng phần nếu muốn.
- Có thể học trước 1-2 buổi trước khi quyết định đi full lộ trình hoặc từng phần.
- Thanh toán qua Momo, chuyển khoản v.v...
BÌNH LUẬN
© Copyright by CUỘC SỐNG TỐI GIẢN
Loading...