Tối giản (Minimalism) là một phong cách sống có cả ưu và nhược điểm. Tuy vậy, đối với cá nhân tôi thì đây lại là một phong cách sống phù hợp, thú vị và có rất nhiều điều để khám phá.
Tối giản, không chỉ là về vật chất, nó còn là về tinh thần, các mối quan hệ, cách xử lý vấn đề và những kỹ năng sống khác nhưng mục đích cuối cùng vẫn là để cho tâm hồn được thư thái, có nhiều thời gian hơn dành cho những thứ thực sự có ý nghĩa trong cuộc sống của mỗi chúng ta.
Sống tối giản không phải là sống kham khổ, nhịn ăn nhịn mặc. Chỉ là bạn biết chọn lọc những thứ thật sự mang lại giá trị sử dụng hoặc tinh thần cho mình mà thôi.
Sống tối giản không phải là sống kham khổ, nhịn ăn nhịn mặc. Chỉ là bạn biết chọn lọc những thứ thật sự mang lại giá trị sử dụng hoặc tinh thần cho mình mà thôi.
Từ lâu chúng ta đã quen với việc tích trữ đồ vật, không chỉ với những bậc ông bà cha mẹ sinh ra và lớn lên từ thời khốn khó, mà ngay cả những người trẻ cũng vậy. Bạn đã bao giờ từng tranh nhau nhận quà tặng, sản phẩm mẫu hay đồ miễn phí từ các công ty, tổ chức quảng cáo để rồi sau đó vứt xó không bao giờ đụng đến chưa?
Với tâm lý "khi nào cần sẽ xài" mà chúng ta đã tự tích trữ rất nhiều những thứ vô dụng, chẳng mang lại chút lợi ích hay niềm vui nào.
Ngày còn sinh viên, tôi luôn nghĩ mình có rất ít đồ đạc, nhưng tới khi dọn đi qua chỗ ở mới tôi mới nhận thấy đồ đạc của mình nhiều tới mức nào: đó là những thứ linh tinh mà bạn gái tặng không nỡ (dám) vứt bỏ, là những thứ lặt vặt tôi tha về ở đâu đó, là những bộ quần áo chẳng mấy khi được khoác lên người...
Mỗi lần như vậy, tôi tự nhủ mình phải sống thật tối giản (lúc đây tôi chưa biết minimalism là gì), chỉ cần một chiếc ba lô là đã có thể đủ sống được rồi. Nhưng đã nhiều năm trôi qua mà điều đó vẫn thật khó khăn.
Là một người đam mê công nghệ, hầu như lúc nào ra đường tôi cũng mang theo laptop, điện thoại, và rất nhiều những thứ phụ kiện công nghệ khác, chưa kể đồ cá nhân. Mỗi khi có thứ gì đó bị hư hỏng, tôi lại sốt vó quay cuồng tìm cách khắc phục sửa chữa rồi lại rầu rĩ nếu như không sửa được... Cuộc sống của tôi dường như đang bị những món đồ vô tri làm chủ.
"The slower we move, the faster we die"
Đây là một câu nói mà tôi rất ưa thích trích từ phim "Up in the Air" của nhân vật Ryan Bingham (tài tử George Clooney thủ vai). Ryan trong phim cũng là một người theo chủ nghĩa tối giản không chỉ về vật chất mà còn về tình cảm và các mối quan hệ. Tất nhiên điều đó khá cực đoan nhưng vẫn có những mặt tích cực mà bộ phim đã truyền tải khiến tôi rất thích.
Tới một ngày nọ, khi cảm thấy mình đang bị níu kéo bởi rất nhiều những thứ vật chất. Tôi đã quyết định bán đi chiếc máy ảnh đầu tiên của mình. Với sự trợ giúp của em gái, phi vụ thành công và mang lại cho cả 2 anh em một khoản tiền kha khá. Cảm thấy nhẹ nhõm vì đã tống đi một món đồ mà hầu như trong 5 năm tôi chẳng mấy khi xài, lại vừa có tiền để làm việc khác, tôi như ngộ ra điều gì đó.
Lục lại tất cả những món đồ chất chứa trong kho, tôi quyết định bán hết những thứ có giá trị nhưng đã không dùng trong ít nhất 3 tháng trở lại đây. Đối với những thứ ít giá trị, tôi đem cho hoặc tiêu hủy vì biết chắc chắn mình sẽ không bao giờ xài.
Tôi cảm thấy thực sự nhẹ nhõm khi bên mình chỉ còn lại những thứ mà tôi thật sự cần dùng, tôi nhận ra tôi chẳng hề nhớ gì tới những món đồ đã ra đi và không có chúng, tôi vẫn sống tốt.
Nhớ lại lần du lịch Singapore, chỉ riêng đồ công nghệ, tôi đã mang theo nào là sạc dự phòng, ổ cắm du lịch, máy ảnh DSLR, gậy tự sướng, camera hành trình... Nhưng thực tế, máy ảnh tôi chẳng mấy khi dùng vì đã có điện thoại chụp nhanh hơn và thuận tiện hơn, ổ cắm du lịch tôi hoàn toàn không xài vì khách sạn đã thiết kế ổ cắm điện đáp ứng tốt các loại sạc điện tử của Việt Nam, gậy tự sướng và camera hành trình lại càng không vì thao tác phức tạp cũng như vướng víu. Vậy mà lúc nào tôi cũng phải mang chúng theo vì để ở khách sạn sợ mất và tâm lý "lỡ như sẽ cần".
Chuyến đi đó rất vui, nhưng có lẽ sẽ vui hơn nhiều nếu như tôi không cảm thấy gánh nặng là những thứ đồ mình không hề dùng nhưng vẫn phải mang theo trong suốt hành trình. Đối với tôi, có lẽ chỉ chiếc smartphone đã là quá đủ để kết nối và lưu giữ những kỷ niệm.
Học cách từ bỏ
Đã nhiều lần dọn dẹp đồ đạc, tôi luôn tự nhủ sẽ bỏ đi những thứ không cần thiết nhưng cuối cùng hầu như chẳng bỏ được gì. Đơn giản vì có những món đồ gắn với kỷ niệm, hoặc những món đồ mà tôi nghĩ sẽ dùng trong tương lai.
Sau nhiều lần trì hoãn, cuối cùng tôi đã thực sự mạnh tay loại bỏ mọi thứ. Đối với những món đồ kỷ niệm nhưng không có nhiều giá trị sử dụng (tượng, tranh vẽ, khung ảnh...) tôi quyết định tiêu hủy bằng cách đốt hoặc chôn. Đối với quần áo, là đàn ông, tôi chỉ giữ lại 3 chiếc áo thun mà mình thích cùng quần jeans và ít quần đùi (cả đồ lót nữa). Và tôi vẫn sống khỏe qua nhiều tháng trời.
Đối với nhu yếu phẩm, tôi bỏ hết tất cả những thứ hết hạn hoặc không bao giờ động tới. Không phủ nhận, cảm giác ném đi một món đồ thật sự rất khó khăn, nhưng nếu vượt qua được nó, bạn sẽ cảm thấy nhẹ lòng hơn rất nhiều.
Giờ đây, tôi cảm thấy mình đã sẵn sàng cho những chuyến đi mới, gánh nặng vật chất trên vai như được trút bỏ, tôi có thể đi bất cứ nơi đâu mà không chút vướng bận gì.
Tất nhiên, sẽ có những sai sót, ví dụ như 1 tháng sau đó bạn thật sự cần một thứ gì đó đã vứt đi, khi đó có thể bạn sẽ cảm thấy hối hận đôi chút nhưng không sao. Bạn sẽ nhanh chóng xoay sở hoặc sáng tạo một cách mới để vượt qua khó khăn, đó cũng là một trong những ưu điểm của Minimalism: kích thích sự sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề,
Sự từ bỏ cũng là một phần của quá trình trưởng thành, nó thật sự rất khó khăn, nhưng nếu bạn làm được, bạn đã tự đưa bản thân lên một ngưỡng mới.
Vì không còn quá nhiều đồ đạc, nên tôi cũng không còn phải tốn nhiều thời gian, tiền bạc, công sức cho việc lưu trữ, bảo quản nữa. Giờ đây tài lực của tôi là để dành cho những việc khác quan trọng hơn, nhiều ý nghĩa hơn.
Dù phong cách sống tối giản vẫn còn rất nhiều tranh cãi xung quanh nó, nhưng suy cho cùng, nó vẫn chỉ là một phong cách sống, nếu bạn cảm thấy nó phù hợp với mình, hãy lựa chọn, đừng ép người khác hoặc cố giải thích cho người khác về nó. Hãy để mọi thứ thuận theo tự nhiên.
Vì đang có hứng thú về đề tài này, trong tương lai tôi sẽ tiếp tục với một loạt các bài viết về Minimalism. Rất cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết này, chúc các bạn một ngày vui vẻ.
Giờ đây, tôi cảm thấy mình đã sẵn sàng cho những chuyến đi mới, gánh nặng vật chất trên vai như được trút bỏ, tôi có thể đi bất cứ nơi đâu mà không chút vướng bận gì.
Tất nhiên, sẽ có những sai sót, ví dụ như 1 tháng sau đó bạn thật sự cần một thứ gì đó đã vứt đi, khi đó có thể bạn sẽ cảm thấy hối hận đôi chút nhưng không sao. Bạn sẽ nhanh chóng xoay sở hoặc sáng tạo một cách mới để vượt qua khó khăn, đó cũng là một trong những ưu điểm của Minimalism: kích thích sự sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề,
Sự từ bỏ cũng là một phần của quá trình trưởng thành, nó thật sự rất khó khăn, nhưng nếu bạn làm được, bạn đã tự đưa bản thân lên một ngưỡng mới.
Vì không còn quá nhiều đồ đạc, nên tôi cũng không còn phải tốn nhiều thời gian, tiền bạc, công sức cho việc lưu trữ, bảo quản nữa. Giờ đây tài lực của tôi là để dành cho những việc khác quan trọng hơn, nhiều ý nghĩa hơn.
Dù phong cách sống tối giản vẫn còn rất nhiều tranh cãi xung quanh nó, nhưng suy cho cùng, nó vẫn chỉ là một phong cách sống, nếu bạn cảm thấy nó phù hợp với mình, hãy lựa chọn, đừng ép người khác hoặc cố giải thích cho người khác về nó. Hãy để mọi thứ thuận theo tự nhiên.
Vì đang có hứng thú về đề tài này, trong tương lai tôi sẽ tiếp tục với một loạt các bài viết về Minimalism. Rất cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết này, chúc các bạn một ngày vui vẻ.