Trong blog của mình, tôi đã viết khá nhiều bài viết về chủ nghĩa tối giản. Vậy hôm nay, hãy thay đổi không khí một chút để nói về chủ nghĩa vật chất (materialism) của người Mỹ, một trong rất nhiều những nét văn hóa đặc trưng của người dân xứ Cờ Hoa.
Ở Việt Nam, từ ngày có sự xuất hiện của các trang mua sắm điện tử thì việc mua sắm đồ đạc trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Giờ đây chỉ cần ngồi một chỗ và vài cú click chuột đơn giản thì chỉ sau vài ngày món hàng bạn muốn sẽ được giao tận nơi, gọn gàng và đơn giản. Chính điều đó dễ khiến chúng ta sa đà vào việc mua sắm những món đồ không thật sự cần thiết, gây sự lãng phí và đi ngược lại lối sống tối giản.
Đó là ở Việt Nam, còn ở Mỹ thì việc mua sắm lại dễ dàng gấp bội. Các siêu thị của Mỹ hầu như đều mở cửa 24/7, các store thì đều có khung giờ rõ ràng, thường là tới 9 giờ tối để phục vụ hết công suất cho nhu cầu mua sắm của người dân. Nếu lỡ như sa chân vào các cửa hàng của Mỹ, bạn sẽ phải choáng ngợp bởi sự chuyên nghiệp của dịch vụ, sự phong phú và chất lượng của hàng hóa.
Hầu như tất cả mọi thứ trên đời đều có thể được tìm thấy tại những cửa hàng ở nước Mỹ. Rất khó để có thể bước vào một cửa hàng ở Mỹ mà không móc tiền ra mua sắm thứ gì đó, nhất là đối với những người lần đầu đến Mỹ.
Hầu như tất cả mọi thứ trên đời đều có thể được tìm thấy tại những cửa hàng ở nước Mỹ. Rất khó để có thể bước vào một cửa hàng ở Mỹ mà không móc tiền ra mua sắm thứ gì đó, nhất là đối với những người lần đầu đến Mỹ.
Điều đó đã lý giải phần nào cho chủ nghĩa vật chất hiện hữu rất rõ ràng tại nơi đây. Chỉ cần đứng quan sát hàng người check-in tại các cửa hàng, bạn có thể dễ dàng nhận thấy mỗi một người Mỹ có nhu cầu mua sắm rất lớn, không chỉ là các nhu yếu phẩm, đó còn có thể là những món đồ lặt vặt, đồ trang trí, quần áo v.v...
Do vậy, nếu bạn mới chỉ du lịch đến nước Mỹ lần đầu, đừng mang quá nhiều đồ đạc vì tôi chắc rằng thế nào bạn cũng sẽ mua sắm không ít thì nhiều ở nơi đây.
Vậy, ở Mỹ, bạn NÊN mua gì?
Các store chính hãng đều tập trung ở nước Mỹ, do đó rất dễ dàng để bạn có thể mua được đồ hiệu (quần áo, giày dép, ba lô, túi xách...) xịn tại đây mà không lo bị lừa đảo mua phải hàng fake, hàng kém chất lượng. Tuy nhiên đồ trong store giá cũng khá cao (so với tiền Việt Nam), nếu ở lâu, bạn có thể canh đợt sale off để có thể mua được với giá hợp lý hơn.
Các bạn cũng nên biết rằng các trang bán hàng ở Mỹ thường xuyên sale off nếu đặt mua online. Ví dụ như Hollister cứ 2-3 ngày lại có một đợt khuyến mãi, đôi khi off tới 70% nếu đặt mua online, tài khoản mới cũng được giảm thêm $10... Đôi khi một sản phẩm giá niêm yết là $100 nhưng sau khi apply mã giảm giá, chính sách khuyến mãi thì chỉ còn dưới $30 mà thôi, rất hấp dẫn phải không nào? Do vậy, hãy nên subscribe các trang bán hàng ưa thích để nhận được sớm nhất những deal hời.
Các bạn cũng nên biết rằng các trang bán hàng ở Mỹ thường xuyên sale off nếu đặt mua online. Ví dụ như Hollister cứ 2-3 ngày lại có một đợt khuyến mãi, đôi khi off tới 70% nếu đặt mua online, tài khoản mới cũng được giảm thêm $10... Đôi khi một sản phẩm giá niêm yết là $100 nhưng sau khi apply mã giảm giá, chính sách khuyến mãi thì chỉ còn dưới $30 mà thôi, rất hấp dẫn phải không nào? Do vậy, hãy nên subscribe các trang bán hàng ưa thích để nhận được sớm nhất những deal hời.
Quẹt Zippo cũng là một lựa chọn quà tặng đồ lưu niệm khá hay vì nó một trong những sản phẩm hiếm hoi có dòng chữ "Made in USA" được khắc in trên sản phẩm. Vì giày dép quần áo thường là Made in Vietnam hoặc từ các nước Đông Nam Á khác, còn lại hầu hết đều là Made in China.
Các loại thuốc, dược phẩm cũng là một trong những mặt hàng đáng mua khi đến nước Mỹ vì chất lượng được kiểm soát rất nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn riêng.
Nếu có thời gian và điều kiện, các bạn có thể mua hàng trên 2 trang mua sắm online lớn nhất tại Mỹ là Amazon và Ebay. Thông thường các mặt hàng được rao bán trên 2 trang này sẽ có giá thấp hơn bên ngoài rất nhiều, có khi lên tới cả 50-70%. Bạn cần phải có các loại thẻ thanh toán quốc tế hoặc ví điện tử (Paypal...) để có thể mua hàng trên 2 trang này.
Vậy KHÔNG NÊN mua gì?
Nếu bạn định cư ở Mỹ thì dễ rồi. Nhưng nếu bạn chỉ là khách du lịch lâu lâu mới có dịp đến Mỹ thì đừng nên mua các loại thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng v.v... Lý do lớn nhất đó là những sản phẩm này sẽ rất khó bảo hành sau này lỡ có hỏng hóc khi bạn đã mang về Việt Nam. Lý do thứ hai là giá thành của những sản phẩm này cũng không hề rẻ hơn ở Việt Nam và chất lượng cũng tương đương nhau mà thôi.
Tôi đã chứng kiến khá nhiều đồng nghiệp của mình sang Mỹ mua iPhone (ngay trong Apple Store) nhưng tới lúc về Việt Nam thiết bị lại bị trục trặc, lúc này có muốn bảo hành sửa chữa cũng rất khó khăn vì không thể quay lại Mỹ ngay lập tức.
Vậy nên chỉ mua đồ điện tử nếu sản phẩm đó thật sự không có ở Việt Nam và được hỗ trợ bảo hành toàn cầu trong trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Làm gì để không bị sa đà vào mua sắm tại Mỹ?
Hãy áp dụng các nguyên tắc cơ bản để xác định nhu cầu thật sự của bản thân đối với một món đồ trước khi bạn mua mua nó:
- Bạn có thật sự cần nó lâu dài hay không?
- Món đồ này có thể mua được ở Việt Nam với mức giá rẻ hơn hay không?
Lần đầu tiên đến nước Mỹ tôi đã mua rất nhiều những món đồ linh tinh. Cuối cùng có những món đồ hầu như tôi chẳng mấy khi đụng đến và phải bán đi rất nhiều khi về tới Việt Nam.
Trong chuyến đi thứ hai của mình, tôi mang hành lý rất gọn nhẹ. Ở lại nước Mỹ trong 2 tháng, trừ những lúc đi chơi xa vào cuối tuần, thời gian rảnh tôi thường dạo quanh các store vì thật sự, dạo trong store của Mỹ rất sướng mắt. Tuy vậy, lần này chỉ với những nguyên tắc đơn giản trên tôi đã kiềm chế được sự cám dỗ trước những chiêu trò kinh doanh của người Mỹ.
Một kỷ niệm vui, trong chuyến đi Mỹ lần này, tôi cần mua một cục sạc nhiều cổng Hype Volt Charger 5 Port cho điện thoại và tablet để tiện cho việc du lịch, di chuyển. Dạo quanh Bestbuy, Fry's Electronics, giá của các sản phẩm này đều khá cao (tầm $30 chưa thuế) nên tôi cũng đành ngậm ngùi. Tuy vậy trong một lần ghé chơi Walgreens, tôi đã tình cờ thấy được cục sạc mà tôi cần được bán thanh lý với giá chỉ $9.99 (rẻ hơn cả trên Ebay) và chỉ còn 1 item duy nhất, thật may mắn.
Các loại thuốc, dược phẩm cũng là một trong những mặt hàng đáng mua khi đến nước Mỹ vì chất lượng được kiểm soát rất nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn riêng.
Nếu có thời gian và điều kiện, các bạn có thể mua hàng trên 2 trang mua sắm online lớn nhất tại Mỹ là Amazon và Ebay. Thông thường các mặt hàng được rao bán trên 2 trang này sẽ có giá thấp hơn bên ngoài rất nhiều, có khi lên tới cả 50-70%. Bạn cần phải có các loại thẻ thanh toán quốc tế hoặc ví điện tử (Paypal...) để có thể mua hàng trên 2 trang này.
Vậy KHÔNG NÊN mua gì?
Nếu bạn định cư ở Mỹ thì dễ rồi. Nhưng nếu bạn chỉ là khách du lịch lâu lâu mới có dịp đến Mỹ thì đừng nên mua các loại thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng v.v... Lý do lớn nhất đó là những sản phẩm này sẽ rất khó bảo hành sau này lỡ có hỏng hóc khi bạn đã mang về Việt Nam. Lý do thứ hai là giá thành của những sản phẩm này cũng không hề rẻ hơn ở Việt Nam và chất lượng cũng tương đương nhau mà thôi.
Tôi đã chứng kiến khá nhiều đồng nghiệp của mình sang Mỹ mua iPhone (ngay trong Apple Store) nhưng tới lúc về Việt Nam thiết bị lại bị trục trặc, lúc này có muốn bảo hành sửa chữa cũng rất khó khăn vì không thể quay lại Mỹ ngay lập tức.
Vậy nên chỉ mua đồ điện tử nếu sản phẩm đó thật sự không có ở Việt Nam và được hỗ trợ bảo hành toàn cầu trong trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Làm gì để không bị sa đà vào mua sắm tại Mỹ?
Hãy áp dụng các nguyên tắc cơ bản để xác định nhu cầu thật sự của bản thân đối với một món đồ trước khi bạn mua mua nó:
- Bạn có thật sự cần nó lâu dài hay không?
- Món đồ này có thể mua được ở Việt Nam với mức giá rẻ hơn hay không?
Lần đầu tiên đến nước Mỹ tôi đã mua rất nhiều những món đồ linh tinh. Cuối cùng có những món đồ hầu như tôi chẳng mấy khi đụng đến và phải bán đi rất nhiều khi về tới Việt Nam.
Trong chuyến đi thứ hai của mình, tôi mang hành lý rất gọn nhẹ. Ở lại nước Mỹ trong 2 tháng, trừ những lúc đi chơi xa vào cuối tuần, thời gian rảnh tôi thường dạo quanh các store vì thật sự, dạo trong store của Mỹ rất sướng mắt. Tuy vậy, lần này chỉ với những nguyên tắc đơn giản trên tôi đã kiềm chế được sự cám dỗ trước những chiêu trò kinh doanh của người Mỹ.
Một kỷ niệm vui, trong chuyến đi Mỹ lần này, tôi cần mua một cục sạc nhiều cổng Hype Volt Charger 5 Port cho điện thoại và tablet để tiện cho việc du lịch, di chuyển. Dạo quanh Bestbuy, Fry's Electronics, giá của các sản phẩm này đều khá cao (tầm $30 chưa thuế) nên tôi cũng đành ngậm ngùi. Tuy vậy trong một lần ghé chơi Walgreens, tôi đã tình cờ thấy được cục sạc mà tôi cần được bán thanh lý với giá chỉ $9.99 (rẻ hơn cả trên Ebay) và chỉ còn 1 item duy nhất, thật may mắn.