Những câu hỏi thường gặp về cuộc sống ở Bangkok, Thái Lan

Tuesday, October 08, 2019
Edit this post


Trong quá trình làm video, viết blog về cuộc sống ở Thái Lan, mình thường gặp các câu hỏi khá giống nhau về các vấn đề liên quan. Vậy để tiện cho các bạn theo dõi cũng như tìm được câu trả lời nhanh hơn, mình sẽ tổng hợp ở đây những câu trả lời liên quan tới các câu hỏi mà mình đã từng được khá nhiều người hỏi trong quá trình sinh sống và làm việc tại Bangkok.

Làm sao để kiếm việc ở Bangkok?

Mình đã có một bài viết rất chi tiết về vấn đề này, các bạn đọc ở đây nhé: Tôi đã tìm việc ở Thái Lan như thế nào?

Giấy tờ để làm việc ở Bangkok?

Mình cũng đã có một bài viết rất đầy đủ về việc xin visa Non Immigrant B ở Việt Nam, các bạn đọc ở đây: Kinh nghiệm xin visa Non Immigrant B làm việc tại Thái Lan.

Trong hầu hết các tình huống thì visa Non-B chỉ dùng được một lần duy nhất. Sau khi các bạn đã qua được tới Thái Lan thì công ty thuê các bạn làm việc sẽ phải hỗ trợ để các bạn lấy được work permit và visa multiple entry dài hạn (từ 2 - 4 năm). Nếu công ty của các bạn hỗ trợ làm visa và work permit tại One Stop Service Center ở Chamchuri Square thì bạn sẽ rất có lợi vì không cần phải follow luật TM30. TM30 là một đạo luật gây tranh cãi ở Thái Lan để quản lý người lao động nước ngoài. Theo đó, mỗi khi bạn chuyển chỗ ở trong Thái Lan vì bất cứ lý do gì (chuyển nhà, du lịch) thì cả bạn lẫn chủ nhà đều phải khai báo địa chỉ với chính quyền trong vòng 24 tiếng, nếu không sẽ bị phạt.

Ngoài ra có còn có luật 90 day report. Theo đó, nếu bạn ở Thái Lan liên tiếp 90 ngày thì cũng phải khai báo địa chỉ hiện tại với chính quyền. Tuy nhiên, thường mỗi tháng mình về Việt Nam một lần. Và mỗi lần ra khỏi Thái Lan thì số ngày ở liên tiếp của mình lại được reset về 0 nên tạm thời mình không phải lo lắng về luật này.

Kẹt xe là một trong những đặc sản của Bangkok

Sinh hoạt phí ở Bangkok như thế nào? Tiền nhà, tiền ăn, tiền đi lại ra sao? Lương bao nhiêu thì đủ sống?

Đây là câu hỏi được đặc biệt nhiều người quan tâm nhất nhưng cũng là câu hỏi khó trả lời nhất vì mỗi người có mức sống, lối tiêu xài khác nhau. Vậy nên đủ với người này nhưng chưa chắc đã là đủ với người kia. Do đó mình sẽ liệt kê các chi phí cố định và tối thiểu để các bạn có thể tự tính toán đưa ra con số phù hợp cho mình.

Về ăn uống, một suất ăn lề đường ở Bangkok có giá từ 30 - 40 đồng (quy ước đồng ở đây là đồng Thai Baht THB). Nếu bạn ăn trong Big C thì một suất ăn thấp nhất dao động từ 60  - 80 đồng, có thể hơn (Big C có food court tương đối bình dân). Nếu bạn ăn trong các food court sang chảnh hơn thì giá một suất ăn có thể dao động từ 80 đến hơn 100 bath, thậm chí gần 200 baht. Vậy tính theo giá tối thiểu thì một tháng ăn ngày 3 bữa bạn cần số tiền khoảng (40 * 3) * 30 = 3,600 đồng.

Một suất cơm giò heo lề đường này có giá 40 đồng

Suất cơm giò heo trong Big C food park này có giá 60 đồng

Suất cơm giò heo này trong Central World có giá 80 đồng

Về đi lại, bạn có thể đi tàu điện. Ở Bangkok có 2 loại tàu điện là BTS (tàu trên cao) và MRT (tàu điện ngầm). Chi phí đi lại có thể rất khác nhau tùy thuộc vào tần suất đi lại cũng như cự ly của bạn. Nếu bạn đi kết hợp cả 2 loại tàu thì bạn sẽ cần mua 2 loại thẻ rồi nạp tiền vào đi làm hàng ngày. Chi phí cũng rất khó nói thôi thì cứ coi như một ngày bạn đi 200 đồng đi vậy. Khi đó số tiền một tháng của bạn là 200 * 30 = 6,000 đồng. Bạn có thể đi bộ nếu sở làm không quá xa hoặc đi xe đạp, xe máy, thậm chí đi ô tô nếu muốn.

Về nhà ở, giá thuê nhà ở Bangkok có rất nhiều giá khác nhau trải dài từ 4,000 lên tới 30,000 đồng cho một tháng. Nhà càng mới, càng gần khu trung tâm, càng gần trạm tàu điện thì giá càng cao và ngược lại. Nhà từ 4000 đến 5000 thường không có sẵn nội thất, cũ kỹ và rất xa khu trung tâm cũng như các tuyến đường đi lại. Khi ký hợp đồng, bạn thường phải đặt cọc ít nhất là 1 tháng tiền nhà, những chỗ sang và mới hơn thì phải cọc 2 hoặc 3 tháng, và phải trả trước 1 tháng tiền nhà nữa. Vậy nên tháng đầu tiên ở Bangkok sẽ khá nặng tiền.

Nhà ở Bangkok có thể chia làm các loại chính là apartment, serviced apartment hay condo.
- Apartment: Nhà chung cư, thường giá rẻ, không có sẵn nội thất cơ bản.
- Serviced apartment/condo: Có sẵn nội thất, giá cao, có thể không cần ký hợp đồng, ở nhiêu tính giá nhiêu như khách sạn, có đầy đủ nội thất (giường, tủ, bàn ghế, bếp, tủ lạnh, máy giặt), thậm chí có cả hồ bơi, phòng gym, có người dọn phòng hàng tuần...

Nơi mình làm việc, mọi người thường thuê apartment tầm 8 đến 12 ngàn một tháng để ở một mình hoặc với gia đình. Cũng rất nhiều người thuê condo từ 18 đến 25 ngàn một tháng, thậm chí hơn.

Như vậy, sơ sơ có thể thấy chi phí sinh hoạt tối thiểu ở Bangkok vào khoảng tầm 6,000 + 5,000 + 10,000 = 21,000 đồng cho mỗi tháng. Dĩ nhiên, đây chỉ là con số tham khảo, vì có rất nhiều người có thể tồn tại ở Bangkok chỉ với dưới 15 ngàn một tháng. Bạn có thể tiết giảm chi phí bằng cách đi bộ nhiều hơn, share phòng với người khác v.v...


Khí hậu ở Bangkok có nóng lắm không? Nghe đồn nóng hơn cả Sài Gòn?

Câu trả lời là nóng như nhau bạn nhé. Nhưng nếu bạn làm việc trong văn phòng máy lạnh thì cũng chẳng phải lo về vấn đề này lắm. Chỉ có chiều tối ở Bangkok rất hay mưa bất tử, đặc biệt là mưa tầm tã. Vậy nên dù và áo mưa là 2 món không thể thiếu nếu bạn tới Bangkok. Vì khí hậu nóng ẩm nên nếu thuê nhà thì bạn cũng nên ráng kiếm chỗ nào có máy lạnh là tốt nhất.

Tô phở đặc biệt có giá 80 đồng trong Big C, do người Việt bán luôn

Đồ ăn ở Bangkok có dễ ăn không?

Tùy vào khẩu vị mỗi người, nhưng theo mình là dễ ăn vì cách họ nêm nếm thức ăn, sử dụng gia vị khá giống với người Việt Nam mình. Đặc biệt, ẩm thực Bangkok cực kỳ đa dạng, giá cả lại phải chăng nên bạn sẽ không cần phải quá lo lắng về vấn đề ăn uống như ở Mỹ hay các nước Châu Âu. Đồ ăn ở Thái Lan đa phần đều có chút hơi cay, điều này khiến món ăn trở nên ngon miệng hơn nhưng cũng có thể là một cơn ác mộng đối với các bạn không ăn được cay. Rất may là bạn có thể nói với người bạn bỏ ít cay lại cho bạn. Bạn có thể nói bằng tiếng Anh cơ bản cũng được, kiểu như "not spicy", phần lớn họ sẽ hiểu.

Tạm thời là như vậy, mình sẽ cập nhật thêm các câu hỏi tiếp theo vào trong bài viết này.

.
Xin vui lòng chờ đợi
Dữ liệu bài viết đang được tải về

💻Nhận dạy online 1 kèm 1 Automation Test từ cơ bản tới nâng cao (From Zero to Hero) 😁😁😁
Lộ trình gồm 3 phần:
1) Kỹ thuật lập trình và tư duy lập trình cơ bản
2) Nhập môn kiểm thử (Manual Test)
3) Kiểm thử tự động (Automation Test) + Chuẩn bị cho phỏng vấn
* Lộ trình chi tiết: Xem tại đây

🎓Đối tượng người học:
- Những bạn bị mất gốc căn bản môn lập trình.
- Những bạn muốn theo con đường kiểm thử (testing), đặc biệt là kiểm thử tự động (Automation Test).

🦘Người giảng dạy:
- Mình sẽ là người trực tiếp hướng dẫn.
- Nếu là các vấn đề ngoài chuyên môn hoặc sở trường, mình sẽ nhờ các anh chị em khác cũng làm trong ngành.

🤓Giới thiệu:
- Mình đã có hơn 10 năm kinh nghiệm làm IT ở cả trong và ngoài nước. Trong đó 3 năm đầu là làm lập trình viên Java, sau đó bén duyên với mảng Automation Test và theo nghề tới tận bây giờ. Mình được đào tạo chính quy về IT từ một trường Đại học danh tiếng ở TP.HCM (hệ kỹ sư 4 năm rưỡi), có chứng chỉ ISTQB, có thể giao tiếp tốt bằng tiếng Anh và có kinh nghiệm làm việc thực tế ở cả 2 mảng Outsource và Product. Title chính thức của mình là QA Automation Engineer, tuy nhiên, mình vẫn làm những dự án cá nhân chuyên về lập trình ứng dụng như Học Tiếng Anh StreamlineSách Nhạc. Mình là người có thái độ làm việc chuyên nghiệp, chăm chỉ và luôn nhiệt tình trong công việc.

💵Chi phí và hình thức thanh toán:
- Các bạn vui lòng liên hệ qua email songtoigianvn@gmail.com (email, chat, hoặc call) để book nội dung và khung giờ học (từ 8h tối trở đi).
- Mức phí: 150.000đ/buổi, mỗi buổi 60 phút.
- Lộ trình From Zero to Hero: 4.350.000đ (29 buổi).
- Bạn có thể học riêng và đóng tiền theo từng phần nếu muốn.
- Có thể học trước 1-2 buổi trước khi quyết định đi full lộ trình hoặc từng phần.
- Thanh toán qua Momo, chuyển khoản v.v...
BÌNH LUẬN
© Copyright by CUỘC SỐNG TỐI GIẢN
Loading...