Để sao chép dữ liệu giữa máy tính và điện thoại Android chúng ta thường dùng 2 cách: Thứ nhất, nếu điện thoại có thẻ nhớ thì chúng ta có thể tháo thẻ nhớ ra và gắn vào máy tính thông qua một đầu đọc thẻ nhớ. Thứ hai, bạn có thể dùng một sợi cáp USB kết nối trực tiếp giữa điện thoại và máy tính, lúc này điện thoại đóng vai trò như một Media Storage.
Cách làm thứ nhất cho thời gian sao chép nhanh, ổn định nhưng khá bất tiện vì phải tháo thẻ nhớ ra và gắn lại vào điện thoại. Cách thứ hai được hỗ trợ bởi hầu hết các điện thoại Android ngày nay, tuy tiện lợi nhưng tốc độ chậm và không ổn định, dễ bị rớt kết nối. Ngoài ra, cả hai cách làm trên đều có thể bị chặn dễ dàng bởi team IT. Có thể bạn chưa biết là chúng ta còn một cách thứ ba nữa để làm việc này, đó là thông qua kết nối ADB để truyền dữ liệu qua cáp kết nối, và thậm chí là qua kết nối không dây wifi. Ưu điểm lớn nhất của cách làm này là tốc độ sao chép nhanh, ổn định và rất khó bị chặn. Khuyết điểm duy nhất là bạn phải thao tác hoàn bằng dòng lệnh console.
Các bạn có thể xem video hướng dẫn bằng tiếng Anh bên dưới, khá trực quan:
Các bạn có thể xem video hướng dẫn bằng tiếng Anh bên dưới, khá trực quan:
Trước tiên, máy tính của bạn cần phải được cài ADB driver. Đối với máy Windows, bạn cần làm theo bài hướng dẫn sau: xxx. Đối với máy Mac, bạn cần làm theo bài hướng dẫn sau: xxx.
Tiếp theo, biện thoại của bạn cần phải được enable USB Debugging. Cách làm cụ thể có thể hơi khác nhau giữa các máy điện thoại nhưng về cơ bản vẫn là vào Settings của máy, tìm đến Build number hoặc Version của OS, tap liên tục 7 lần vào đó để mở chế độ Developer Mode, từ đó mở USB Debugging.
Khi tất cả đã sẵn sàng, hãy kết nối điện thoại với máy tính thông qua cáp USB. Tiếp theo hãy mở sẵn 2 cửa sổ Terminal (đối với máy Mac), hoặc 2 cửa sổ Cmd (đôi với máy Windows). Bạn sẽ cần một cửa sổ để xem trước cấu trúc và đường dẫn thư mục của điện thoại, tạm gọi là cửa sổ A. Cửa sổ còn lại để chạy lệnh ADB push/pull, tạm gọi là cửa sổ B.
Ở cửa sổ A, để chắc chắn thiết bị đã được nhận, gõ lệnh:
adb devices
Nếu OK, bạn sẽ thấy mã thiết bị hiện lên. Tiếp theo, gõ lệnh sau để vào bên trong thiết bị:
adb shell
Lúc này, nếu muốn xem cấu trúc thư mục hiện tại, gõ lệnh:
ls
Cấu trúc thư mục thông thường của điện thoại Android tại đường dẫn cao nhất có dạng như sau:
Trong đó, /sdcard là bộ nhớ trong của máy, còn /storage sẽ nơi dẫn tới bộ nhớ ngoài. Bên trong /storage, bạn sẽ thấy được tên của thẻ nhớ dưới dạng một đoạn mã bao gồm 8 ký tự cả chữ lẫn số như sau: xxxx-xxxx.
Giả sử bên dưới là cấu trúc thẻ nhớ trong điện thoại của tôi:
-- storage
---- xxxx-xxxx
------ Movies
------ Music
------ Pictures
...
Thông thường, nếu điện thoại của bạn có thẻ nhớ ngoài, bạn có thể di chuyển vào đường dẫn storage bằng lệnh:
cd storage
Bây giờ, ở cửa sổ B, đối với máy Mac, bạn có thể gõ lệnh sau để di chuyển tới Desktop:
cd Desktop
Từ desktop, để tải về thư mục Music từ thẻ nhớ điện thoại, tôi gõ lệnh sau và nhấn Enter/Return:
adb pull /storage/xxxx-xxxx/Music
Khi đó toàn bộ thư mục Music, bao gồm cả các tập tin bên trong sẽ được kéo về đường dẫn /Desktop của máy tính.
Ngược lại, giả sử từ desktop, tôi có một tập tin phim3x.mp4 cần chép vào thẻ nhớ thì tôi gõ lệnh:
adb push phim3x.mp4 /storage/xxxx-xxxx/
Như các bạn thấy, đối với lệnh pull, chúng ta có thể không cần phải xác định rõ đường dẫn đích, hệ thống sẽ tự hiểu đường dẫn hiện tại mà chúng ta đang đứng (/Desktop) là đường dẫn đích để kéo file/folder về. Tuy nhiên, đối với lệnh push thì bạn cần phải chỉ rõ đường dẫn đích nơi upload file/folder đến.
Đơn giản vậy thôi, chúc các bạn thành công!!!