Trên tay cảm nhận thực tế tai nghe true wireless Redmi Airdots

Friday, January 17, 2020
Edit this post


Xuất phát từ nhu cầu thưởng thức âm nhạc chống cháy chất lượng khá, hoặc để nghe audio books khi di chuyển, tàu xe, máy bay, tập thể dục v.v... thì tai nghe true wireless thật sự chính là giải pháp mà tôi đang tìm kiếm. Cách đây vài năm thì trở ngại lớn nhất của tai nghe true wireless chính là giá và sự đa dạng của các loại tai nghe. Lúc đó, những loại tai nghe có thương hiệu thì mức giá không hề rẻ, bèo nhất cũng phải trên 1 triệu VNĐ, còn những loại tai nghe giá rẻ thì là của những thương hiệu vô danh, chất lượng âm thanh cũng vô cùng tệ.

Trước giờ thì tôi vẫn trung thành với 2 chiếc tai nghe mà tôi đang sử dụng, đáp ứng được hầu hết các use case của tôi. Thứ nhất là một chiếc Sony MDR-EX15 có dây (giá khoảng $30) tôi mua ở BestBuy trong một chuyến công tác Mỹ cách đây 5 năm. Cho đến giờ thì chiếc tai này vẫn hoạt động rất tốt và bền bỉ, các chi tiết như dây vỏ dây vẫn còn nguyên, chưa bị mòn hay đứt. Tôi dùng MDR-EX15 chủ yếu những khi ngồi yên một chỗ, cẩn thưởng thức âm thanh chất lượng cao hơn như khi edit video hay xem phim trên điện thoại, máy tính. Chiếc thứ hai là tai nghe bluetooth loại đeo 1 bên Roman R552 được tôi mua ở TGDD cách đây hơn 1 năm với giá chỉ 150.000đ (chưa đến $7) nhưng những gì mà nó mang lại thật sự khiến tôi phải ngạc nhiên: rất bền bỉ, chất lượng âm thanh trung bình khá cùng khả năng kết nối đa dạng, ổn định với nhiều loại thiết bị khác nhau. Tôi dùng tai nghe này chủ yếu khi đi ngoài đường, lúc chạy bộ, chơi game hoặc xem phim, youtube.

Hướng dẫn reset và kết nối với tai nghe Redmi Airdots

Dù vậy, từ lâu tôi vẫn cần một bộ true wireless để đáp ứng các use case còn lại. Tiêu chí của tôi đó là tai nghe cần phải có thương hiệu (vì thương hiệu trong hầu hết các tình huống sẽ đảm bảo được chất lượng), mức giá hợp lý (dưới 1 triệu), chất lượng âm thanh khá cho dù chỉ là dùng nghe nhạc chữa cháy.

Và Redmi Airdots chính là câu trả lời cho mọi tiêu chí mà tôi đã đặt ra.


Về thương hiệu, Xiaomi không còn là một cái tên xa lạ đối với thị trường Việt Nam với hàng loạt các sản phẩm đã và đang chinh phục người dùng bởi chính chất lượng build và mức giá không thể hợp lý hơn. Tôi đã đặt mua 2 con Redmi Airdots qua Lazada Thái Lan với mức giá 475 baht/bộ (tương đương 363.000 VNĐ), một mức giá có thể gọi là huỷ diệt. Trên mức giá này một chút thì chúng ta có Haylou GT1 Pro, cũng là một dòng tai nghe true wireless cùng họ Xiaomi với mức giá vào khoảng trên 400.000đ và được một số reviewer đánh giá là có chất âm khá hơn Airdots. Tuy nhiên, tôi chưa được dùng thử Haylou nên chưa dám đưa ra nhận xét chủ quan.


Quay trở lại với Redmi Airdots. Chất lượng build các sản phẩm của Xiaomi từ trước đến giờ thì hầu như không có gì phải chê trách. Airdots từ hộp tới housing đều được làm bằng nhựa nhám nhưng các chi tiết và góc cạnh đều được gia công cẩn thận và kỹ lưỡng, khác hẳn với những loại tai nghe true wireless không tên tuổi khác. Cảm giác đeo của Redmi Airdots rất tốt, nhẹ nhàng, không gây đau tai khi đeo trong thời gian dài. Ngay cả lúc chạy bộ thì tai nghe vẫn bám chặt trên tai, không bị rớt.

Thời lượng pin thực tế thì đúng như nhà sản xuất quảng cáo, tổng thời gian nghe liên tục mà tôi đo được là vào khoảng hơn 4 tiếng. Lúc đi ngoài đường thì tôi để mức volume khoảng 70%, trong nhà thì 50-55%. Volume của tai nghe là khá lớn nên hầu như bạn sẽ không bao giờ cần phải chỉnh volume hết nấc nếu không muốn bị điếc tai.

Tai nghe sẽ được sạc khi đặt vào hộp. Mỗi lần sạc bạn có thể nghe nhạc được liên tục 4 tiếng. Khi sạc đầy thì hộp có thể sạc lại cho tai nghe khoảng 3 lần.

Tới phần quan trọng nhất là chất âm thì chỉ cần nhìn vào mức giá ta cũng có thể đoán được rồi. Chất âm của Airdots không thể nói là xuất sắc nhưng hoàn toàn xứng đáng là "không hề tệ chút nào". Ít nhất là để thưởng thức âm nhạc chống cháy thì Airdots đã làm rất tốt nhiệm vụ của nó. Có thể đánh giá là khả năng tái tạo âm thanh của Airdots ở mức cận khá, các chi tiết nhạc cụ dù không xuất sắc nhưng ít nhất bạn cũng có thể phân biệt được từng loại nhạc cụ riêng rẽ. Tiếng bass không quá mạnh nhưng vẫn có, không bị mất hút. Nếu kết hợp với khả năng boost bass của phần mềm nghe nhạc thì tổng thể chúng ta vẫn có thể nghe nhạc được khá ổn. Các dòng nhạc thế mạnh để Airdots phát huy tốt khả năng của nó là nhạc nhẹ, acoustic, pop-rock, lo-fi, bolero và hiphop. Còn đối với metal thì có thể đây không phải là một lựa chọn hợp lý do chất âm của nó không đủ "tối".

Bên cạnh đó, Airdots cũng có những nhược điểm mà tôi ghi nhận được trong quá trình sử dụng:
- Khi kết nối với Macbook Pro, âm thanh bị nhiễu rất nhiều. Sau đó tôi phát hiện ra là vì ngoài tai nghe, tôi còn kết nối bàn phím và chuột không dây với laptop, những kết nối này khiến cho Airdots bị nhiễu. Trong khi đó với chiếc Roman R552N thì tôi không gặp bất cứ vấn đề gì khi kết nối với laptop.
- Kết nối với điện thoại tương đối ổn định, nhưng khi chơi game thì xảy ra hiện tượng trễ tiếng.
- Thỉnh thoảng bị đứt kết nối giữa 2 tai hoặc bị nhiễu, nhất là khi ở nơi đông người, nhiều thiết bị.
- Không có đèn báo dung lượng pin cho hộp sạc.
- Hộp sạc vẫn sử dụng cổng Micro USB.
- Cách pair 2 tai nghe với nhau ban đầu hơi khó.

Hướng dẫn ghép 2 tai nghe với nhau:

- Nếu đã pair với điện thoại trước đó, hãy unpair.
- Tắt 2 tai nghe bằng cách bấm giữ nút trên 2 tai cho tới khi bạn thấy đèn đỏ thì thả tay ra.
- Bấm giữ 2 tai nghe khoảng 6-7 giây cho tới khi bạn thấy đèn trên 2 tai nghe sẽ nhá đỏ trắng liên tục, tới lần nhá đỏ trắng thứ 2 thì thả tay ra. Lúc này tai nghe đã được reset.
- Bây giờ hãy bật 2 tai nghe lên, vừa thấy đèn trắng thì hãy thả tay ra. Lúc này bạn sẽ thấy đèn trắng trên 2 tai nhá liên tục cho tới khi ghép đôi được với nhau thì đèn sẽ nhá chậm lại.
- Bây giờ bạn đã có thể pair Airdots với điện thoại bình thường.

Để sử dụng Redmi Airdots được ổn định, hãy:

- Reset tai nghe trước khi pair với thiết bị lần đầu tiên.
- Nếu bạn có nhiều điện thoại/laptop, hãy tắt bluetooth của điện thoại/laptop sau khi dùng với Airdots xong, tránh hiện tượng Airdots có thể kết nối với 2 thiết bị cùng lúc gây nhiễu.
- Không nên kết nối nhiều thiết bị bluetooth khác nhau vào điện thoại/laptop khi đang sử dụng Airdots.

.
Xin vui lòng chờ đợi
Dữ liệu bài viết đang được tải về

💻Nhận dạy online 1 kèm 1 Automation Test từ cơ bản tới nâng cao (From Zero to Hero) 😁😁😁
Lộ trình gồm 3 phần:
1) Kỹ thuật lập trình và tư duy lập trình cơ bản
2) Nhập môn kiểm thử (Manual Test)
3) Kiểm thử tự động (Automation Test) + Chuẩn bị cho phỏng vấn
* Lộ trình chi tiết: Xem tại đây

🎓Đối tượng người học:
- Những bạn bị mất gốc căn bản môn lập trình.
- Những bạn muốn theo con đường kiểm thử (testing), đặc biệt là kiểm thử tự động (Automation Test).

🦘Người giảng dạy:
- Mình sẽ là người trực tiếp hướng dẫn.
- Nếu là các vấn đề ngoài chuyên môn hoặc sở trường, mình sẽ nhờ các anh chị em khác cũng làm trong ngành.

🤓Giới thiệu:
- Mình đã có hơn 10 năm kinh nghiệm làm IT ở cả trong và ngoài nước. Trong đó 3 năm đầu là làm lập trình viên Java, sau đó bén duyên với mảng Automation Test và theo nghề tới tận bây giờ. Mình được đào tạo chính quy về IT từ một trường Đại học danh tiếng ở TP.HCM (hệ kỹ sư 4 năm rưỡi), có chứng chỉ ISTQB, có thể giao tiếp tốt bằng tiếng Anh và có kinh nghiệm làm việc thực tế ở cả 2 mảng Outsource và Product. Title chính thức của mình là QA Automation Engineer, tuy nhiên, mình vẫn làm những dự án cá nhân chuyên về lập trình ứng dụng như Học Tiếng Anh StreamlineSách Nhạc. Mình là người có thái độ làm việc chuyên nghiệp, chăm chỉ và luôn nhiệt tình trong công việc.

💵Chi phí và hình thức thanh toán:
- Các bạn vui lòng liên hệ qua email songtoigianvn@gmail.com (email, chat, hoặc call) để book nội dung và khung giờ học (từ 8h tối trở đi).
- Mức phí: 150.000đ/buổi, mỗi buổi 60 phút.
- Lộ trình From Zero to Hero: 4.350.000đ (29 buổi).
- Bạn có thể học riêng và đóng tiền theo từng phần nếu muốn.
- Có thể học trước 1-2 buổi trước khi quyết định đi full lộ trình hoặc từng phần.
- Thanh toán qua Momo, chuyển khoản v.v...
BÌNH LUẬN
© Copyright by CUỘC SỐNG TỐI GIẢN
Loading...