Kali Linux là một phiên bản Linux được customize phục vụ riêng cho việc hack. Với Kali Linux, bạn có thể hack password wifi, hack bluetooth device bằng các công cụ được tích hợp sẵn. Dĩ nhiên, việc sử dụng Kali Linux chủ yếu là qua Terminal dòng lệnh chứ không cần tới giao diện đồ họa người dùng.
Sau khi tải xong thì tôi flash file .xz tải được vào thẻ nhớ 16GB bằng công cụ Balena Etcher. Các bài viết trên mạng đều khuyên bạn nên tải các phần mềm formatter đặc biệt để format lại thẻ nhớ trước khi flash. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm thực tế của tôi thì điều này là không cần thiết vì hầu hết thẻ nhớ đều được format sẵn ở định dạng FAT32 rồi. Nếu muốn format, bạn hoàn toàn có thể dùng công cụ format sẵn có được tích hợp trong Windows là đủ.
Sau khi flash xong, trước khi cắm thẻ nhớ vào Raspberry thì bạn mở file config.txt trên thẻ nhớ lên và uncomment những dòng bên dưới. Thao tác này là không bắt buộc, mục đích chỉ là để bảo đảm Raspberry sẽ xuất được hình ảnh ra màn hình máy tính hoặc trong trường hợp của tôi là TV thông qua cổng HDMI.
Một khi đã vào được màn hình login của Kali thì bạn đăng nhập bằng username và password mặc định là kali. Sau đó hãy tiến hành kết nối kali vào mạng Internet. Tới đây thì bạn không cần tới giao diện đồ họa nữa, có thể tắt màn hình và sử dụng kali từ 1 chiếc laptop khác thông qua kết nối ssh. Để biết cách lấy IP local của kali, hãy đọc bài viết sau nhé: Cài đặt Raspberry Pi OS không cần màn hình.
Sau khi đã kết nối ssh thành công với kali, chạy lần lượt 2 câu lệnh sau để update các package của kali lên mới nhất. Quá trình cập nhật này có thể mất hơn 30 phút tới gần 1 tiếng nên các bạn hãy kiên nhẫn chờ đợi nhé.
sudo apt update
sudo apt full-upgrade -y
Sau khi đã cập nhật xong các gói package, hãy khởi động lại kali bằng câu lệnh:
sudo shutdown -r now
Vậy là đã xong các bước cài đặt cơ bản, chúng ta đã có thể bắt đầu vọc vạch được rồi. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết. Chúc các bạn một năm mới vui vẻ và nhiều thuận lợi.