Sự độc hại của nội dung ngắn: Góc nhìn cá nhân

Wednesday, January 17, 2024
Edit this post


Ngày nay, sự phổ biến của các nền tảng nội dung ngắn, mà dẫn đầu là TikTok đang trở nên cực kỳ phổ biến và trở thành xu thế. Các nền tảng khác vì thế cũng không thể đứng ngoài cuộc đua lôi kéo người dùng về với mình. Với YouTube chúng ta có YouTube Shorts, Facebook và Instagram có Reels, và ngay cả với Zalo ta cũng thấy được sự xuất hiện của các video ngắn thông qua Zalo Video.

Dĩ nhiên, nội dung ngắn không chỉ bao gồm video, nhưng trong nội dung của bài viết này, tôi sẽ chỉ tập trung vào video. Bài viết được dựa trên trải nghiệm và cảm nhận thực tế của chính tôi sau một thời gian "tiêu thụ" các nội dung ngắn, về những tác động tích cực lẫn tiêu cực đã ảnh hưởng tới tinh thần cũng như hiệu suất làm việc của tôi ra sao.

Tôi không dùng TikTok nhiều, lý do là vì có quá nhiều nội dung rác và phản cảm trên TikTok khiến tôi cảm thấy khó chịu. Thay vào đó, tôi thường xem các video ngắn trên YouTube Shorts do nội dung có phần phù hợp hơn. Các thể loại mà tôi thường xem bao gồm: du lịch, âm nhạc, công nghệ, hài hước,... ngôn ngữ sử dụng chủ yếu là tiếng Anh.

Hãy nói về mặt tích cực trước. Điều mà tôi có thể nhận thấy ngay khi bắt đầu xem các video ngắn đó là chúng rất dễ xem, dễ lôi cuốn, không cần phải suy nghĩ nhiều vì nội dung đã được các content creator biên tập sao cho cô đọng nhất có thể để gói gọn chỉ trong 15 tới 20 giây. Một số video có thể giúp tôi hiểu nhanh những khái niệm cơ bản, điều này đặc biệt hữu ích khi tôi cần research về một chủ đề mới nào đó.

Sự độc hại của nội dung ngắn

Tuy nhiên, cũng vì ngắn gọn, dễ xem, dễ lôi cuốn đã khiến cho việc tiêu thụ các nội dung ngắn trở nên mất thời gian kinh khủng. Nghe có vẻ vô lý, nội dung ngắn nhưng lại có thể tiêu thụ nhiều thời gian hơn sao?

Như đã nói ở trên, các video ngắn được xây dựng cô đọng và xúc tích, nội dung phần lớn là hấp dẫn, nhưng cũng vì quá ngắn nên chúng thường gây cảm giác kích thích, thèm thuồng, khiến tôi phải liên tục vuốt lên để xem các video tiếp theo. Có những lúc tôi chợt nhận ra mình đã đốt cả tiếng đồng hồ chỉ để xem hàng trăm clip trên YouTube Shorts.

Điều này cũng dẫn tới vấn đề thứ hai, đó là gây suy giảm tập trung cực kỳ nghiêm trọng. Đôi lúc, sau một khoảng thời gian làm việc chăm chú, tôi lại tìm đến các nội dung ngắn với ý định ban đầu là chỉ thư giãn tầm 5-10 phút, nhưng chỉ cần hơi lơ là một chút là tôi có thể "đốt" từ 30-40 phút. Và một khi đã bị cuốn đi, tôi lại phải mất nhiều thời gian hơn để có thể tập trung trở lại với công việc.

Theo tìm hiểu, việc xem các nội dung ngắn giúp não chúng ta sản sinh ra dopamine, một loại chất gây hưng phấn và thoải mái. Tuy nhiên, việc liên tục xem các nội dung ngắn sẽ sản sinh ra quá nhiều dopamine, khiến chúng ta bị "lờn thuốc". Điều này vô hình trung lại khiến chúng ta phải xem nhiều video ngắn hơn nữa, nói nôm na là "tăng đô", không khác gì nghiện ma túy cả.

Đôi lúc, sau khi đã xem cả trăm video ngắn, tôi cảm giác đầu óc mình trống rỗng và vô nghĩa, khiến tôi cảm thấy mình đã lãng phí thời gian quá vô ích, vì trong khoảng thời gian đó tôi đã có thể làm một việc gì đó giúp sản sinh ra giá trị hoặc cải thiện bản thân, ví dụ như: đọc một cuốn sách, viết một bài blog, suy nghĩ về một vấn đề lập trình nào đó v.v...

Sau khoảng 1 tháng trải nghiệm, tôi cảm nhận rõ các nội dung ngắn đang khiến não của tôi trở nên "ngu" đi, thiếu tập trung, lười suy nghĩ, và nguy hiểm hơn, tôi dễ bị các cảm xúc tiêu cực xâm lấn hơn bao giờ hết. Tôi cũng không phủ nhận việc mình đang dần trở nên nghiện các video ngắn khi mà trước khi đi ngủ tôi cũng xem YouTube Shorts, vừa mở mắt dậy tôi cũng xem YouTube Shorts, và kể cả lúc đi vệ sinh.

Làm sao để "cai nghiện"?

Một giải pháp mà tôi thấy khá hiệu quả đó là sử dụng timer (đồng hồ hẹn giờ) khi cần làm một công việc gì đó. Ví dụ, khi cần automate một test case, tôi sẽ đặt đồng hồ khoảng 25-30 phút, và trong 25 phút đó, tôi chỉ tập trung vào task của mình mà thôi. Khi đồng hồ reo, tôi sẽ đặt tiếp 5-10 phút để thư giãn (break time). Về lý thuyết, trong 5 phút này bạn có thể làm bất cứ điều gì, nhưng tôi sẽ hạn chế ngồi ở máy tính, thay vào đó tôi sẽ đi vệ sinh, rửa mặt, uống nước, ăn trái cây, chơi đàn v.v... Sau khi hết break time, tôi sẽ lại tiếp tục đặt 25 phút và tập trung vào task của mình.

Thỉnh thoảng tôi vẫn xem các nội dung ngắn, nhưng tôi sẽ cố gắng chỉ giới hạn trong khoảng 5-10 clip mà thôi. Khi rảnh rỗi, thay vì xem YouTube Shorts, tôi sẽ đặt timer và thực hiện những việc cần sự tập trung như: đọc một cuốn sách, học từ vựng, viết blog... Việc đặt timer là yếu tố quan trọng ở đây, nó giúp tôi tự nhắc nhở bản thân cần phải tập trung duy nhất vào việc mà tôi đang làm, nó cũng giúp tôi tự nắm được xem mình đã thật sự làm việc trong bao lâu.

Bạn có thể đặt timer trên điện thoại hoặc dùng các công cụ tích hợp sẵn như ứng dụng Clock trên Windows mà MacOS. Nếu thích dùng các công cụ trực tuyến thì https://pomofocus.io/ cũng là một lựa chọn tốt. Riêng tôi thì thích dùng Clock được tích hợp sẵn trong hệ điều hành máy tính hơn, nhất là trong Windows 11, timer sẽ luôn hiện ra trên màn hình, việc luôn nhìn thấy chiếc đồng hồ này nhắc tôi cần phải tập trung khi hơi có cảm giác xao nhãng.

Ứng dụng Timer (Clock) ưa thích mà tôi thường sử dụng trong Windows 11

Kết luận

Tuy vậy, hãy nhớ cho dù bạn có dùng timer nào đi nữa, thì mấu chốt vẫn là ở chính bạn. Bạn cần phải có sự kỷ luật nhất định để có thể ép bản thân về với con đường chính đạo, thay vì mải mê hái hoa bắt bướm ven đường, vui những cái vui ngắn hạn mà quên mất đi những mục tiêu dài hạn còn đang chờ ở phía trước. Hãy tỉnh táo nhận ra cái gì là quan trọng, là cần thiết cho tương lai của chúng ta. Chúc các bạn thành công!

.
Xin vui lòng chờ đợi
Dữ liệu bài viết đang được tải về

💻Nhận dạy online 1 kèm 1 Automation Test từ cơ bản tới nâng cao (From Zero to Hero) 😁😁😁
Lộ trình gồm 3 phần:
1) Kỹ thuật lập trình và tư duy lập trình cơ bản
2) Nhập môn kiểm thử (Manual Test)
3) Kiểm thử tự động (Automation Test) + Chuẩn bị cho phỏng vấn
* Lộ trình chi tiết: Xem tại đây

🎓Đối tượng người học:
- Những bạn bị mất gốc căn bản môn lập trình.
- Những bạn muốn theo con đường kiểm thử (testing), đặc biệt là kiểm thử tự động (Automation Test).

🦘Người giảng dạy:
- Mình sẽ là người trực tiếp hướng dẫn.
- Nếu là các vấn đề ngoài chuyên môn hoặc sở trường, mình sẽ nhờ các anh chị em khác cũng làm trong ngành.

🤓Giới thiệu:
- Mình đã có hơn 10 năm kinh nghiệm làm IT ở cả trong và ngoài nước. Trong đó 3 năm đầu là làm lập trình viên Java, sau đó bén duyên với mảng Automation Test và theo nghề tới tận bây giờ. Mình được đào tạo chính quy về IT từ một trường Đại học danh tiếng ở TP.HCM (hệ kỹ sư 4 năm rưỡi), có chứng chỉ ISTQB, có thể giao tiếp tốt bằng tiếng Anh và có kinh nghiệm làm việc thực tế ở cả 2 mảng Outsource và Product. Title chính thức của mình là QA Automation Engineer, tuy nhiên, mình vẫn làm những dự án cá nhân chuyên về lập trình ứng dụng như Học Tiếng Anh StreamlineSách Nhạc. Mình là người có thái độ làm việc chuyên nghiệp, chăm chỉ và luôn nhiệt tình trong công việc.

💵Chi phí và hình thức thanh toán:
- Các bạn vui lòng liên hệ qua email songtoigianvn@gmail.com (email, chat, hoặc call) để book nội dung và khung giờ học (từ 8h tối trở đi).
- Mức phí: 150.000đ/buổi, mỗi buổi 60 phút.
- Lộ trình From Zero to Hero: 4.350.000đ (29 buổi).
- Bạn có thể học riêng và đóng tiền theo từng phần nếu muốn.
- Có thể học trước 1-2 buổi trước khi quyết định đi full lộ trình hoặc từng phần.
- Thanh toán qua Momo, chuyển khoản v.v...
BÌNH LUẬN
© Copyright by CUỘC SỐNG TỐI GIẢN
Loading...